Nhảy lên khi gặp sự cố thang máy, liệu bạn có sống sót?

Có bao giờ trước khi đến công ty, bạn lại suy nghĩ về một vấn đề mà bạn chưa từng gặp phải đó chính là mắc kẹt hoặc gặp sự cố trong thang máy mà không thể ra ngoài. Lúc này bạn chợt bừng tỉnh và đặt ra câu hỏi, liệu vào lúc đó mình sẽ phải làm thế nào đây? Co nhiều ý kiến cho răng, khi thang máy đang di chuyển bình thường nếu nó bị rơi đột ngột thì nhảy lên bên trong thang máy sẽ sống sót. Liệu giả thiết này có chính xác và phù hợp trong tình huống này? Hãy cùng Thang máy Thuận Phát giải đáp và đưa ra kết luận cho giả thiết trên.
Sự xuất hiện của thang máy là bước đột phá của công nghệ, giờ đây không ai có thể phủ nhận được rằng chỉ với những nút bấm đơn giản bạn chỉ cần mất vài phút là đã có thể di chuyển từ tầng 1 đi bất cứ nơi nào trong tòa nhà mà bạn muốn. Tuy nhiên sự thuận tiện đó lại đi kèm với mối lo mà ai cũng ám ảnh đó chính là “ Thang máy rơi”.
Tai nạn thang máy theo thống kê là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra khi đi thang chỉ ở mức 0.00000015%. Nguyên nhân gây ra các tai nạn thang máy và thương tích được xác định do quá trình lắp đặt và bảo dưỡng của công nhân, tiếp theo đó là những người bị kẹt ở cửa thang máy hoặc bị hụt chân khi thang máy dừng ở giữa hai tầng. Thế nhưng chẳng may, vào một ngày không đẹp trời nào đó bạn vô tình rơi vào tỉ lệ phần trăm ít ỏi kia lúc đó bạn sẽ phải làm gì?

nhay-len-khi-gap-su-co-thang-may-lieu-ban-co-song-sot


Có những ý kiến cho răng khi thangmáy rơi tự do nên giữ thăng bằng, bám chặt vào thanh nắm của thang máy, tự lưng vào thành, đầu giữ thẳng, hạ thấp đầu gối.

Tuy nhiên giải pháp này được các chuyên gia trong nghề khuyên rằng Tuyệt đối nói không với cách xử lý này vì:
- Việc đứng thẳng hoặc co rúm người lại khiến chân của bạn phải chịu toàn bộ lực mà đáng lẽ phải được toàn bộ cơ thể phân chia hứng chịu. Các bộ phận khác như các đốt sống, cổ… cũng phải chịu lực tương tự như vậy mà hậu quả là chùn các lớp sụn, khớp ở toàn thân, khiến tính mạng chúng ta gặp nguy hiểm hơn nhiều.
Vậy với câu hỏi ngay trên bài viết, liệu đây có phải là cách xử lý khôn ngoan khi gặp phải những tình huống hiếm hoi này?
Câu trả lời đối với tình huống này sẽ chỉ được áo dụng đối với thang máy rơi tự do trong khoảng cách ngắn, có vận tốc thấp. Nếu áp dụng cho trường hợp thang máy rơi nhanh thì không nên áp dụng bởi khi thang rơi nhanh nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương sẽ còn cao hơn.
nhay-len-khi-gap-su-co-thang-may-lieu-ban-co-song-sot

Vậy chúng ta sẽ phải làm gì?
- Điều đầu tiên mà nọi người cần ghi nhớ trong trường hợp gặp sự cố đó chính là luôn giữ bình tĩnh, sau đó thực hiện theo phương pháp sau đây: Thay vì đứng thẳng, bạn nên nằm thẳng trên sàn nhằm san sẻ tác động của trọng lực lên toàn cơ thể bạn. Khi đó, mọi bộ phận cơ thể sẽ ít bị áp lực, giảm nguy cơ chấn thương.
Hơn nữa ở bất kỳ thang máy nào cũng sẽ có bộ phận giảm sốc dưới đế, khi nằm yên trên sàn bạn và thang máy sẽ là một khối thống nhất và được bộ phận giảm sốc này hỗ trợ. Với những trường hợp mắc kẹt thang máy, bạn nên sử dụng nút bấm cửa hoặc nút cứu hộ hoặc đặp cửa gọi thật to để nhờ người đến trợ giúp.
nhay-len-khi-gap-su-co-thang-may-lieu-ban-co-song-sot

Với những cách chia sẻ trên chắc chắn bạn đọc đã có cho mình những phương pháp xử lý sự cố khi gặp phải tình trạng thang máy rơi tự do hoặc mắc kẹt thang máy.

                                                           (Nguồn: Tổng hợp – Thuanphat elevator)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến